Nếu như các trader mới vào nghề thường xuyên giao dịch Buy Sell ngay giá hiện tại (Market Order) thì các trader nhiều kinh nghiệm lại thường sử dụng lệnh chờ, đặc biệt là lệnh Buy Limit và Sell Limit.
Vậy lệnh chờ Buy Limit và Sell Limit là gì? Tại sao các trader nhiều kinh nghiệm thích sử dụng lệnh chờ Buy Limit và Sell Limit? Ưu nhược điểm của lệnh chờ Buy Limit và Sell Limit là gì? Chiến lược giao dịch nào sử dụng lệnh chờ Buy Limit và Sell Limit hiệu quả?
Hãy cùng Sinvest giải đáp các thắc mắc trên nhé!
1. Lệnh chờ (Pending Order) là gì?
Khi đặt lệnh giao dịch, bạn có thể đặt lệnh ngay giá hiện tại của thị trường (Lệnh thị trường – Market Order) hoặc đặt lệnh khác với giá hiện tại (Lệnh chờ – Pending Order)
Như vậy Lệnh chờ (Pending Order) đơn giản là loại lệnh giao dịch bạn sử dụng khi muốn mua/bán tại giá khác với giá hiện tại của thị trường, có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường.
Lệnh chờ được chia thành 2 loại là Lệnh Limit (Limit Order) và Lệnh Stop (Stop Order).
Ở bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu loại Lệnh Limit, cụ thể Buy Limit và Sell Limit là gì nhé.
2. Lệnh Limit là gì?
Lệnh Limit (Limit Order) là lệnh mua hoặc bán khi giá thị trường chạm đến mức giá xác định trước. Mức giá xác định trước này là mức giá tốt hơn giá thị trường.
3. Lệnh Buy Limit
3.1. Buy Limit là gì?
Lệnh Buy Limit là lệnh MUA tại mức giá xác định trước THẤP HƠN giá hiện tại của thị trường. Khi giá giảm xuống vị trí bạn đặt lệnh Buy Limit, vị thế mua sẽ tự động kích hoạt ngay lập tức.
Ví dụ: Bạn cho rằng Vàng sẽ tăng giá trong thời gian tới. Tuy nhiên giá Vàng hiện tại là 1950, hơi cao một chút so với giá mong muốn của bạn, vì vậy bạn sẽ chờ Vàng giảm về 1900 mới mua.
Các trader mới thường xuyên canh bảng giá chờ Vàng về 1900 sẽ đặt lệnh mua, nhưng vì bạn đã biết loại lệnh Buy Limit, nên bạn đặt 1 lệnh chờ Buy Limit tại giá 1900.
Như vậy khi Vàng giảm về giá 1900, lệnh chờ mua của bạn sẽ tự động kích hoạt, mở vị thế mua cho bạn tại giá 1900. Bạn sẽ không phải chờ đợi và canh bảng giá nữa.
3.2. Ưu điểm lệnh Buy Limit là gì?
Ưu điểm của lệnh Buy Limit là bạn sẽ mua được giá thấp hơn giá thị trường, điều này giúp bạn tối ưu lợi nhuận trong 1 xu hướng tăng.
3.3. Nhược điểm lệnh Buy Limit là gì?
Nhược điểm của lệnh Buy limit là bạn có thể bỏ lỡ cơ hội mua trong xu hướng tăng nếu như giá không giảm điều chỉnh về vị trí bạn đang chờ sẵn.
3.4. Khi nào nên sử dụng lệnh Buy Limit?
Việc sử dụng lệnh Buy Limit không đơn giản chỉ là bạn đặt lệnh mua ở mức thấp hơn giá thị trường một khoảng cách nào đó và hy vọng khi giá bật tăng khi lệnh Buy Limit được khớp.
Trước tiên bạn cần xác định rằng xu hướng thị trường sẽ tiếp tục tăng và bạn sẽ chờ đợi điểm mua tốt khi giá có nhịp giảm điều chỉnh.
Để lệnh Buy Limit đạt được hiệu quả cao, bạn cần xác định các yếu tố giúp cho giá sẽ đảo chiều khi giảm về vị trí lệnh Buy Limit. Đó có thể là một vùng hỗ trợ, một mốc Fibonacci Retracement, hỗ trợ trendline, hỗ trợ đường Moving Average …
4. Lệnh Sell Limit
4.1. Sell Limit là gì?
Lệnh Sell Limit là lệnh BÁN tại mức giá xác định trước CAO HƠN giá hiện tại của thị trường. Khi giá tăng lên vị trí bạn đặt lệnh Sell Limit, vị thế bán sẽ tự động kích hoạt ngay lập tức.
Ví dụ: Cặp tiền GBPUSD đang có tỷ giá 1.3100, bạn dự đoán GBPUSD sẽ giảm mạnh khi tăng lên vùng giá 1.3200 vì đây là một vùng kháng cự mạnh.
Vì vậy bạn đặt 1 lệnh Sell Limit tại giá 1.3200. Khi GBPUSD tăng đến giá 1.3200 thì lệnh Sell Limit của bạn sẽ tự kích hoạt, vị thế bán GBPUSD tại 1.3200 được mở ngay lập tức.
4.2. Ưu điểm lệnhSell Limit là gì?
Ưu điểm của lệnh Sell Limit là bạn sẽ bán được giá cao hơn giá thị trường, điều này giúp bạn tối ưu lợi nhuận trong 1 xu hướng giảm.
4.3. Nhược điểm lệnhSell Limit là gì?
Nhược điểm của lệnh Sell limit là bạn có thể bỏ lỡ cơ hội bán trong xu hướng giảm nếu như giá không tăng điều chỉnh lên vị trí bạn đang chờ sẵn.
4.4. Khi nào nên sử dụng lệnhSell Limit?
Cũng như lưu ý đối với lệnh Buy Limit, để thực hiện một lệnh Sell Limit thì bạn cần phân tích được xu hướng thị trường đang là xu hướng giảm. Từ đó bạnsẽ chờ đợi điểm bán tốt khi giá có nhịp tăng điều chỉnh.
Để lệnh Sell Limit đạt được hiệu quả cao, bạn cần xác định các yếu tố giúp cho giá sẽ đảo chiều khi tăng lên vị trí lệnh Sell Limit. Đó có thể là một vùng kháng cự mạnh, một mốc Fibonacci Retracement, một trendline giảm, kháng cự từ đường Moving Average, …
Tiếp theo tôi sẽ đưa ra một số chiến lược sử dụng lệnh Buy Limit để bạn tham khảo.
5. Cách đặt lệnh Buy Limit và Sell Limit trên nền tảng MT4
Click vào lệnh New Order. Tại mục Loại chọn dòng lệnh Buy Limit hoặc Sell Limit.
Ngoài ra khi đặt lệnh bạn cần chú ý các yếu tố khác như volume và các điểm stop loss, take profit nữa.
6. Một số ví dụ sử dụng lệnh Buy Limit và Sell Limit hiệu quả
Ví dụ 1: Buy Limit XAUUSD H1
- Xu hướng: Giá break out trendline, kết thúc xu hướng giảm
- Điểm vào: Đặt Buy Limit tại Fibonacci Retracement 61.8 – đây cũng là vùng hỗ trợ của đáy bên trái. Nếu bạn để ý thì đây cũng là mô hình Vai Đầu Vai.
——–
Ví dụ 2: Buy Limit XAUUSD H1
- Xu hướng: Giá vượt qua đỉnh cũ tạo thành cấu trúc tăng giá (đỉnh, đáy cao dần)
- Điểm vào: Đặt Buy Limit tại vùng hỗ trợ của trendline tăng (hoặc theo mốc Fibonacci Retracement)
——-
Ví dụ 3: Buy Limit XAUUSD H1
- Xu hướng: Giá vượt qua đỉnh cũ tạo thành cấu trúc tăng giá (đỉnh, đáy cao dần)
- Điểm vào: Đặt Buy Limit tại vùng hỗ trợ của trendline tăng
——-
Ví dụ 4: Sell Limit XAUUSD H1
- Xu hướng: Giá break out trendline, kết thúc xu hướng tăng
- Điểm vào: Đặt Sell Limit tại mốc Fibonacci Retracement 61.8 (hoặc bạn có thể Sell Limit theo Mô hình Hai đỉnh)
——
Ví dụ 5: Buy Limit và Sell Limit XAUUSD H4
- Ban đầu khi giá hình thành cấu trúc tăng giá với 2 đỉnh 2 đáy cao dần, bạn có thể có 3 lệnh Buy Limit tại đường hỗ trợ trendline.
- Sau đó thị trường đảo chiều khi giá phá vỡ đường trendline tăng, bạn chuyển sang chiến lược canh Sell với lệnh Sell Limit khi giá tăng điều chỉnh về mốc Fibonacci Retracement 61.8 (cũng là vùng kháng cự đỉnh bên trái).
———
Phía trên chỉ là những ví dụ đơn giản để bạn hiểu cách sử dụng lệnh Buy Limit và Sell Limit như thế nào trên biểu đồ.
Trong quá trình giao dịch thực tế, bạn sẽ cần kết hợp với các công kỹ thuật một cách linh hoạt để có những chiến lược có xác suất thắng tốt hơn. Đương nhiên, bạn cũng cần quản lý vốn với điểm Stop loss và Take profit đầy đủ nhé.
7. Tổng kết
Lệnh Limit là lệnh chờ mua hoặc bán với mức giá tốt hơn giá thị trường.
Lệnh Buy Limit giúp bạn mua được giá thấp hơn và lệnh Sell Limit giúp bạn bán được giá cao hơn giá thị trường.
Lệnh Buy Limit và Sell Limit là 2 lệnh rất hữu ích nếu như bạn sử dụng một cách hợp lý.
Ưu điểm của lệnh Limit là bạn sẽ tối ưu được lợi nhuận trong thị trường có xu hướng. Tuy nhiên nhược điểm là bạn có thể bỏ lỡ cơ hội vào lệnh khi xu hướng mạnh và không điều chỉnh về vùng chờ sẵn.
Lệnh Buy Limit nên được sử dụng trong một xu hướng tăng, bạn kỳ vọng giá điều chỉnh giảm về vùng giá đặt lệnh rồi quay lại tục xu hướng tăng cũ.
Lệnh Sell Limit nên được sử dụng trong một xu hướng giảm, bạn kỳ vọng giá tăng điều chỉnh lên vùng giá đặt lệnh rồi quay lại tục xu hướng giảm cũ.
Bạn đã biết rằng Pending Order có 2 loại là Limit Order và Stop Order. Bài viết này bạn đã biết về lệnh Limit (gồm Buy Limit và Sell Limit) là gì rồi, hãy xem thêm bài viết về lệnh Stop tại đây nhé.
Chúc bạn giao dịch thành công!