Khớp lệnh chứng khoán là gì? Hướng dẫn cách khớp lệnh chứng khoán hiệu quả

Khi đã đặt chân vào thị trường chứng khoán thì chắc chắn bạn sẽ phải làm quen với nhiều thuật ngữ đa dạng về chứng khoán. Giao dịch chứng khoán được coi là thành công khi giao dịch đó được khớp lệnh. Vậy khớp lệnh chứng khoán là gì, cách khớp lệnh như thế nào?

1. Khớp lệnh chứng khoán là gì?

Hiện nay, có rất nhiều thuật ngữ khác nhau trong thị trường chứng khoán. Nếu không tìm hiểu về chứng khoán, không đi sâu về chứng khoán thì sẽ khó mà hiểu hết những thuật ngữ này. “Giá khớp lệnh là gì”, “giao dịch khớp lệnh là gì”, “khớp lệnh là gì”, “khớp lệnh chứng khoán là gì”… là những câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người mới tham gia vào thị trường chứng khoán.

Khớp lệnh chứng khoán là gì?

Thực tế, giá khớp lệnh, giao dịch khớp lệnh, khớp lệnh chứng khoán, khớp lệnh đều là một với nhiều cách gọi khác nhau.

Trong thị trường chứng khoán, khớp lệnh là việc thực hiện thành công thỏa thuận giữa bên mua và bên bán trên bảng giá giao dịch điện tử trực tuyến. Trong quá trình giao dịch, các lệnh của nhà đầu tư sẽ được ghép với nhau theo nguyên tắc ưu tiên khớp lệnh của thị trường chứng khoán, để thực hiện các giao dịch theo mức giá phù hợp.

Tất cả thỏa thuận giữa người mua và người bán sẽ ở một mức giá với số lượng cụ thể, được giao dịch công khai để giúp các nhà đầu tư có thể kiểm soát kỹ càng. Khi đó, giá để giao dịch chính là giá khớp lệnh.

2. Có mấy phương thức khớp lệnh chứng khoán?

Phương thức khớp lệnh chứng khoán

Hiện nay, khớp lệnh chứng khoán sẽ được thực hiện theo 3 phương thức khớp lệnh chính:

2.1. Phương thức khớp lệnh định kỳ

Khớp lệnh định kỳ là hình thức giao dịch được thực hiện tại một thời điểm xác định dựa trên các cơ sở so khớp lệnh bán và lệnh mua chứng khoán nhằm tìm ra mức giá có khối lượng giao dịch cổ phiếu lớn nhất.

Khớp lệnh định kỳ thường được sử dụng với mục đích nhằm xác định giá mở và đóng cửa chứng khoán, gồm có lệnh ATO/ATC và lệnh giới hạn.

Giá khớp lệnh là mức giá giao dịch được xác định dựa vào kết quả khớp lệnh của trung tâm giao dịch chứng khoán, thỏa mãn được nhu cầu của cả người mua và người bán. Mức giá này áp dụng cho tất cả các lệnh được thực hiện.

Phương thức khớp lệnh định kỳ là phương pháp thích hợp nhằm tìm ra được mức giá cân bằng. Bởi vì, phương thức này cho phép xác định mức giá chứng khoán sau khi tập hợp lệnh mua và lệnh bán trong thời gian nhất định.

Khớp lệnh định kỳ

Nhờ có phương thức khớp lệnh chứng khoán định kỳ mà có thể hạn chế được sự biến động giá quá mức phát sinh từ những lệnh giao dịch chứng khoán có giá giao dịch bất thường. Nhờ đó có thể tạo ra sự ổn định giá cần thiết cho thị trường chứng khoán.

Phương thức này phù hợp với những thị trường chứng khoán nhỏ với khối lượng giao dịch ít nhằm tiết kiệm chi phí giao dịch.

2.2. Phương thức khớp lệnh liên tục

Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện ngay khi lệnh giao dịch được nhập vào hệ thống dựa vào cơ sở so khớp lệnh mua và lệnh bán chứng khoán. Lệnh khớp lệnh liên tục bao gồm lệnh MP, lệnh LO.

Với phương thức khớp lệnh liên tục, nếu thỏa mãn về giá thì lệnh mua có thể có mức giá cao nhất và sẽ thỏa mãn với lệnh bán có giá thấp nhất chờ sẵn. Mức giá thực hiện được chính là mức giá được nhập vào hệ thống giao dịch trước.

Phương thức khớp lệnh chứng khoán liên tục sẽ giúp phản ánh thông tin giá cả tức thời trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, hình thức này có thể cung cấp mức giá của chứng khoán một cách liên tục giúp cho các nhà đầu tư có thể phản ứng nhanh nhạy hơn trước sự biến động của thị trường chứng khoán khi đưa ra quyết định đầu tư.

Đồng thời, phương thức này còn cho phép thực hiện các giao dịch chứng khoán với tốc độ nhanh, xử lý được khối lượng giao dịch lớn trong cùng một phiên giao dịch. Phương thức khớp lệnh chứng khoán liên tục thường phù hợp với những thị trường chứng khoán quy mô, có khối lượng giao dịch lớn và có nhiều lệnh giao dịch chứng khoán.

2.3. Phương thức khớp lệnh chứng khoán thỏa thuận

Phương thức khớp lệnh thỏa thuận là hình thức được nhiều nhà đầu tư sử dụng trong nội bộ và đối tác bên ngoài. Với phương thức này, các thành viên của bên mua và bên bán sẽ tự thỏa thuận với nhau về điều kiện giao dịch, khối lượng, giá cả giao dịch nhằm thỏa mãn nguyện vọng của cả 2 bên.

Giá giao dịch thỏa thuận sẽ nằm trong biên độ dao động giá tại ngày giao dịch đó. Sau đó, đại diện giao dịch của thành viên sẽ tiến hành nhập thông tin vào hệ thống giao dịch chứng khoán.

3. Khớp lệnh chứng khoán có mấy loại?

Hiện nay, khớp lệnh chứng khoán sẽ có các loại sau:

3.1. Lệnh ATO

Trong chứng khoán, ATO là viết tắt của cụm từ At The Open. Lệnh ATO là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa hoạt động trong phiên định kỳ mở cửa. Lệnh ATO sẽ được tranh mua bán ở mức giá thấp nhất và cao nhất tương ứng. lệnh ATO sẽ được ưu tiên khớp lệnh chứng khoán trước lệnh LO.

Lệnh ATO có mức giá thay đổi với khối lượng cố định và mức giá mở cửa thường có khối lượng khớp lệnh cao nhất.

Lệnh ATO

Lệnh ATO sẽ được nhập vào hệ thống giao dịch chứng khoán trong khoảng thời gian khớp lệnh giao dịch định kỳ nhằm xác định giá mở cửa. Hiệu lực của lệnh ATO được tính trong thời gian mở phiên khớp lệnh chứng khoán định kỳ mở cửa trong khung giờ 9:00 – 9:15 phút.

Sau thời điểm xác định giá mở cửa nếu lệnh không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì lệnh này sẽ tự động bị hủy.

3.2. Lệnh giới hạn LO

Trong chứng khoán, thuật ngữ LO chính là viết tắt của từ Limit Order. Lệnh LO chính là lệnh giới hạn mua hoặc bán chứng khoán ở mức giá đã được xác định hoặc có thể mua bán ở mức giá tốt hơn. Lệnh giới hạn LO sẽ có hiệu lực được tính từ thời điểm lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch đến khi kết thúc ngày giao dịch hoặc đến khi lệnh bị hủy.

Lệnh giới hạn LO

Ở các phiên khớp lệnh chứng khoán định kỳ, mức độ ưu tiên của lệnh LO đứng sau lệnh ATO và ATC. Còn tại các phiên khớp lệnh liên tục thì lệnh LO sẽ khớp sau lệnh MP.

Lệnh giới hạn LO được áp dụng cho các cổ phiếu được niêm yết trên 3 sàn chứng khoán là HNX, HOSE, UPCOM. Đồng thời, lệnh LO còn có thể sử dụng trong các phiên giao dịch khác.

3.3. Lệnh ATC

Trong chứng khoán, ATC chính là thuật ngữ được viết tắt của cụm từ At The Close. Lệnh ATC tương tự với lệnh ATO. Tuy nhiên, lệnh ATC là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá đóng cửa áp dụng với các cổ phiếu được niêm yết trên 2 sàn chứng khoán là HOSE và HNX. Trong khi khớp lệnh chứng khoán thì lệnh ATC sẽ được ưu tiên hơn lệnh giới hạn LO.

Lệnh ATC

Trong thời gian khớp lệnh định kỳ, lệnh ATC sẽ được nhập vào hệ thống giao dịch để có thể xác định được giá đóng cửa. Sau thời điểm xác định giá đóng cửa, nếu lệnh thực hiện không đầy đủ hoặc lệnh không được thực hiện thì lệnh sẽ tự động bị hủy.

Hiệu lực của lệnh ATC sẽ được tính trong khoảng thời gian phiên khớp lệnh định kỳ đóng cửa trong khung giờ từ 2:30 – 2:45 phút.

3.4. Lệnh thị trường MP

Trong chứng khoán, MP là viết tắt của lệnh thị trường. Lệnh thị trường MP là lệnh mua chứng khoán với giá bán thấp nhất hoặc lệnh bán chứng khoán ở mức giá mua cao nhất trên thị trường.

Lệnh thị trường MP chỉ được áp dụng trong thời gian thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục. Trong thời điểm hiện tại, lệnh thị trường MP chưa được áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam.

Lệnh thị trường MP

Lưu ý:

  • Nếu khối lượng lệnh MP chưa được lấp đầy thì lệnh thị trường MP sẽ được xem là lệnh bán với mức giá mua thấp hơn hoặc lệnh mua với mức giá bán cao hơn mức giá giao dịch mua bán tiếp theo hiện có trên thị trường.
  • Nếu lệnh MP còn khối lượng nhưng không thể lấp đầy nữa thì sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn LO với mức giá mua hoặc bán cao hơn hoặc thấp hơn tương ứng so với mức giá giao dịch cuối cùng trước đó.
  • Sau khi khớp lệnh một phần mà phần còn lại cạn room thì lệnh MP của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bị hủy
  • Với lệnh thị trường MP cuối cùng thì giá thực hiện sẽ là giá trần hoặc giá sàn sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn LO mua với giá trần hoặc giá sàn.

4. Cách khớp lệnh chứng khoán

Với mỗi phiên giao dịch chứng khoán thì giá giao dịch của từng loại chứng khoán sẽ được hình thành sau khi khớp lệnh chứng khoán và được nhập vào hệ thống giao dịch theo thứ tự của nguyên tắc ưu tiên. Các giao dịch giữa người mua và người bán sẽ được khớp lệnh theo nguyên tắc sau:

4.1. Nguyên tắc ưu tiên về giá

Theo nguyên tắc ưu tiên về giá, khớp lệnh chứng khoán được thực hiện như sau:

  • Lệnh mua có giá cao hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.
  • Lệnh bán có giá thấp hơn sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Điều này có nghĩa là, với những lệnh giao dịch có mức giá tốt hơn thì sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

4.2. Nguyên tắc ưu tiên thời gian

Theo nguyên tắc ưu tiên thời gian, trong trường hợp các lệnh giao dịch chứng khoán có cùng một mức giá thì lệch nhập vào hệ thống giao dịch sẽ được ưu tiên thực hiện trước.

Nguyên tắc khớp lệnh

4.3. Nguyên tắc ưu tiên khách hàng

Theo nguyên tắc ưu tiên khách hàng thì trường hợp các lệnh có cùng mức giá, có cùng thời gian nhập lệnh thì lệnh giao dịch của khách hàng sẽ được ưu tiên thực hiện trước những lệnh có tính chất tự doanh của các công ty chứng khoán.

4.4. Nguyên tắc ưu tiên khối lượng

Theo nguyên tắc ưu tiên khối lượng, với cùng mức giá, cùng thời gian nhập lệnh, nếu các lệnh giao dịch đều là lệnh của khách hàng hoặc đều là lệnh tự doanh thì lệnh được ưu tiên thực hiện trước sẽ là lệnh có khối lượng lớn hơn. Cụ thể;

  • Giá khớp lệnh có khối lượng lớn nhất thì sẽ được ưu tiên để khớp lệnh trước.
  • Trường hợp các mức giá đều thỏa mãn khối lượng giao dịch lớn nhất thì sẽ chọn giá gần với tham chiếu.
  • Trong trường hợp có nhiều mức giá thỏa mãn cả hai tiêu chí trên thì sẽ lựa chọn mức giá cao nhất.

Bài viết trên đây đã giới thiệu về khớp lệnh chứng khoán và các thông tin liên quan đến việc khớp lệnh trong chứng khoán. Hy vọng những thông tin trên hữu ích với các nhà đầu tư, để các nhà đầu tư  đạt được thỏa thuận giữa bên mua và bên bán với mức giá giao dịch tốt nhất, đem lại lợi nhuận đầu tư cao nhất.

Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.