Chỉ số tài chính trung bình ngành 2021 lấy ở đâu? (CHI TIẾT)

[ad_1]

Chỉ số tài chính trung bình ngành là gì? Chỉ số trung bình ngành lấy ở đâu? Cách áp dụng chỉ số trung bình ngành trong quá trình phân tích cổ phiếu như thế nào?

Đây quả thực là những vấn đề được thắc mắc nhiều nhất liên quan đến chỉ số trung bình ngành. Vậy nên bài viết này Sinvest sẽ giải đáp những thắc mắc trên của bạn.

1. Chỉ số tài chính trung bình ngành là gì?

Chỉ số trung bình ngành là chỉ số tài chính được sử dụng để định giá bình quân một ngành nghề hay lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp.

Chỉ số trung tài chính bình ngành còn được dùng để làm thước đo so sánh tình hình kinh doanh của các đơn vị cùng ngành với nhau. Thông qua đó có thể nhận biết được liệu đơn vị nào hiện đang làm ăn tốt, kinh doanh ổn định, thu lợi nhuận. Hoặc là đơn vị nào làm ăn thua lỗ.

Chỉ số tài chính trung bình ngành là gì?

Mặt khác trên thị trường chứng khoán thì chỉ số TBN còn được dùng tương tự như yếu tố định giá cổ phiếu. Thế nhưng, việc định giá này đa phần còn phải tùy thuộc vào các yếu tố liên quan khác nữa.

2. Tầm quan trọng của chỉ số tài chính trung bình ngành

Trong đầu tư chứng khoán việc quan tâm đến chỉ số tài chính trung bình ngành là vô cùng quan trọng. Bởi lẽ khi bạn biết được chỉ số TBN thì lập tức bạn có thể so sánh được giữa các doanh nghiệp với nhau. Có thể nói đây chính là công cụ đắc lực trong công tác định giá cổ phiếu đầu tư hiệu quả.

Trên thực tế, các chuyên gia nhận định rằng chỉ số tài chính trung bình ngành rất khó để đo lường. Bản chất là vì hầu hết mỗi ngành nghề đều có tới hàng trăm tổ chức, công ty đang vận hành.

Mỗi đơn vị đều có quy mô, mô hình, nguồn vốn và thực lực hoàn toàn khác nhau. Việc giới chuyên gia tập hợp số liệu, tính toán chỉ số tài chính từng công ty rồi tính chỉ số trung bình ngành rất mất thời gian.

Tìm hiểu chỉ số trung bình ngành là điều quan trọng mà các nhà đầu tư không thể bỏ qua

Tất nhiên giới chuyên gia không chỉ dựa vào mỗi chỉ số TBN để làm thước đo đánh giá doanh nghiệp. Thay vào đó còn sử dụng kết hợp linh hoạt chỉ số khác như EPS, P/E, ROA, ROE, P/B, EBIT, EBITDA,…

Từ đó có cái nhìn rõ ràng xem liệu đơn vị có bị đánh giá cao hay thấp hơn so với trung bình ngành không. Đồng thời nắm bắt được thông tin doanh nghiệp có hoạt động ổn định, hiệu quả không.

3. Chỉ số tài chính trung bình ngành lấy ở đâu?

Chỉ số trung bình ngành lấy ở đâu trên thị trường? Nhìn chung dữ liệu chỉ số tài chính trung bình ngành thường được lấy ở rất nhiều nguồn khác nhau.

Trong đó các nguồn mà bạn có thể lấy được chỉ số tài chính trung bình ngành cơ bản như sau:

3.1. Thomson Reuters

Sự lựa chọn đầu tiên bạn có thể lấy dữ liệu chỉ số tài chính trung bình ngành là tại Thomson Reuters. Nơi đây sẽ cập nhật cho bạn chi tiết nguồn dữ liệu chỉ số TBN một cách tối ưu, đảm bảo. Rất nhiều nhà đầu tư đều tin tưởng và đồng hành cùng Thomson Reuters.

Tuy nhiên bản chất chỉ số tài chính trung bình ngành đã là nguồn thông tin quý không dễ có được. Vậy nên Thomson Reuters có một hạn chế nhất định về chi phí chi trả.

Cụ thể là chi phí lấy dữ liệu tại đây thường ở mức khá cao. Do đó, nếu bạn có tài chính hạn hẹp thì hãy cân nhắc cẩn thận khi chọn nguồn này.

Chỉ số trung bình ngành lấy ở đâu?

3.2. Intesting.com                     

Sự lựa chọn tiếp theo dành cho bạn chính là Investing.com. Nguồn dữ liệu nơi đây được các chuyên gia khuyên nên sử dụng rất nhiều. Bởi lẽ nguồn dữ liệu cập nhật cực kỳ tốt với sự đa dạng và phong phú không hề nhỏ.

Đặc biệt mặc dù là nguồn dữ liệu nước ngoài nhưng hiện tại Investing.com hiện đã chính thức cập nhật dữ liệu thị trường Việt Nam.

Các thông tin doanh nghiệp vận hành tại Việt Nam rất đa dạng, đầy đủ. Ví dụ như chỉ số định giá VNM khi so sánh cùng chỉ số tài chính trung bình ngành.

Nhờ vậy các nhà đầu tư hoàn toàn có thể thoải mái truy cập vào trang web để cập nhật thông tin doanh nghiệp một cách kỹ càng. Từ đó có thể so sánh các chỉ số với chỉ số tài chính TBN ngành nhằm đưa ra hướng đầu tư tốt nhất.

Chỉ số trung bình ngành lấy ở đâu?

3.3. Một số nguồn lấy chỉ số tài chính trung bình ngành khác

Ngoài những nguồn dữ liệu tiêu biểu trên bạn còn có thể lấy các dữ liệu chỉ số tài chính trung bình ngành ở nơi khác tương thích với nhu cầu của bạn. Đơn giản nhất là nguồn dữ liệu được các công ty chứng khoán cập nhật.

Hiện nay các trang thông tin chứng khoán cực kỳ nhiều, cung cấp số lượng không nhỏ dữ liệu tiềm năng. Trên các trang thông tin chứng khoán hoặc Website công ty có đưa ra các chỉ số trung bình ngành.

Chỉ số này được nhận định là yếu tố quan trọng định giá cổ phiếu của công ty đang giao dịch trên sàn chứng khoán.

Do đó nếu bạn tham gia vào thị trường chứng khoán thì hãy nắm bắt cơ hội nhận biết giá trị của doanh nghiệp. Từ đó có cho mình quyết định đầu tư chính xác, đúng chuẩn thu lợi nhuận cao.

Tuy nhiên để đảm bảo dữ liệu cung cấp không ảo bạn cần chọn cho mình công ty chứng khoán uy tín, nổi bật. Trong đó bao gồm các công ty như:

  • Vietstockfinance
  • Chứng khoán Bản Việt. VCSC
  • Cafef
  • Chứng khoán Tân Việt. TVSI,…

4. Cách áp dụng chỉ số tài chính trung bình ngành khi phân tích cổ phiếu

Chỉ số trung bình ngành được các chuyên gia sử dụng nhiều ngành nghề khác nhau. Trong đó phân tích cổ phiếu để đầu tư đúng chỗ thông qua chỉ số TBN là một ứng dụng điển hình.

Vậy cụ thể cách áp dụng chỉ số TBN trong phân tích cổ phiếu như thế nào? Ở đây bạn hãy tìm hiểu chi tiết như sau.

4.1. Cách áp dụng chỉ số tài chính trung bình ngành trong phân tích cổ phiếu

Chỉ số tài chính trung bình ngành được chuyên gia sử dụng phân tích cổ phiếu có 2 loại chính. Bao gồm:

Chỉ số trung bình ngành về các chỉ tiêu tài chính. Ví dụ:

Chỉ số trung bình ngành riêng về định giá. Ví dụ:

Theo đó với tư cách nhà đầu tư bạn có thể đem so sánh các chỉ số trung bình ngành. Từ đó sẽ đo lường được khả năng sinh lời & tình hình tài chính doanh nghiệp.

Chính xác nếu một doanh nghiệp có các chỉ số ROA, ROE cao hơn TBN chứng tỏ đang hoạt động hiệu quả. Điều này sẽ kéo theo tiềm năng tăng giá cổ phiếu của doanh nghiệp.

Nói cách khác, cổ phiếu doanh nghiệp là sản phẩm cổ phiếu tiềm năng có thể lựa chọn đầu tư. Ngược lại, nếu chỉ số ROA, ROE doanh nghiệp thấp hơn chỉ số TBN thì bạn không nên đầu tư.

Ngoài ra, nếu chỉ số P/E, P/B thấp hơn chỉ số trung bình ngành chứng tỏ doanh nghiệp đang bị đánh giá thấp. 

Hay nêu hệ số vốn vay/VCSH của công ty cao hơn trung bình ngành cũng là biểu thị cho thấy doanh nghiệp hoạt động ổn định. Đồng thời hệ số này còn chứng tỏ doanh nghiệp có nội lực lớn.

4.2. Ví dụ áp dụng chỉ số tài chính trung bình ngành

Để hiểu rõ hơn cách áp dụng chỉ số tài chính trung bình ngành trong phân tích cổ phiếu bạn hãy xem xét ví dụ thực tế. Ví dụ được nêu ra ở đây liên quan đến CTCP thế giới di động (MWG) với các chỉ số thông tin so sánh như sau:

Đi sâu phân tích tiềm năng cổ phiếu doanh nghiệp qua chỉ số TBN để lựa chọn đầu tư

Các chỉ số MWG Trung bình ngành
P/E 13.1 15.6
P/B 3.4 5.6
ROE 38.2 25.6
ROA 11.5 7.4
Vốn vay/VCSH 1.06 1.09

Như vậy dựa vào bảng ở trên bạn có thể thấy chỉ số ROE, ROA của MWG lần lượt là 38.2% và 11.5%. 

Nếu so sánh với chỉ số TBN thì chỉ số của doanh nghiệp cao hơn nhiều. Điều này chứng tỏ MWG đang hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Đồng thời chỉ số vốn vay/VCSH của MWG tốt hơn trung bình ngành. Cộng thêm chỉ số P/E, P/B của MWG thấp hơn ngành cho thấy doanh nghiệp đang bị đánh giá thấp.

Vì thế nhìn chung có thể nhận định MWG đang cho thấy dấu hiệu tốt để lựa chọn đầu tư cổ phiếu. Tuy nhiên với tư cách nhà đầu tư bạn vẫn nên đi sâu đánh giá thêm về MWG để quyết định đúng đắn.

5. Lưu ý về chỉ số tài chính trung bình ngành

Có được trong tay chỉ số tài chính trung bình ngành thực tế không có nghĩa là  nhà đầu tư nào cũng sẽ thành công. Bản chất đây chỉ là công  cụ nhằm giúp cho nhà đầu tư dễ dàng có cái nhìn tối ưu hơn về doanh nghiệp muốn rót vốn.

Đồng thời đánh giá được toàn cảnh “bức tranh” của doanh nghiệp cùng ngành. Vậy nên để kết quả đầu tư được an toàn, hiệu quả bạn cần bỏ túi cho mình một số lưu ý thiết yếu khi áp dụng chỉ số phân tích cổ phiếu như sau:

Để đầu tư an toàn bạn cần bỏ túi cho mình những thông tin thiết yếu

5.1. Hãy sử dụng thông số định giá bình ngành làm thước đo xem xét doanh nghiệp

Một khi đọc báo cáo đo đạc, thông thường bạn sẽ thấy các CTCK hay sử dụng chỉ số định giá trung bình ngành nhằm ước tính 1 thành quả thích hợp của cổ phiếu. Thế nhưng đừng làm như vậy.

Bạn chỉ có thể sử dụng thông số định giá chỉ số tài chính trung bình ngành để làm thước đo đánh giá doanh nghiệp bạn định giá.

Ví dụ như như P/E, P/B, EV/EBITDA,…Như vậy bạn có thể định giá cao hay thấp so với trung bình ngành.

Lý do là vì về nguyên tắc các chỉ số tài chính TBN tính toán thông tin dựa vào danh sách công ty làm cùng ngành, cùng lĩnh vực,… Thế nhưng:

  • Số lượng doanh nghiệp được liệt kê vào  danh sách tính toán không phản ánh toàn bộ ngành/lĩnh vực đó.
  • Có thể doanh nghiệp liệt kê vào danh sách tính toán bị đánh giá không hoàn toàn chính xác.
  • Trong danh sách tính toán cổ phiếu các đơn vị có thể xuất hiện tình trạng bong bóng.

 5.2. Cần nắm rõ nghĩa và cách sử dụng các chỉ số tài chính cơ bản

Để áp dụng tốt chỉ số tài chính trung bình ngành vào phân tích cổ phiếu thì bạn cũng cần nắm rõ ý nghĩa và cách sử dụng các chỉ số tài chính cơ bản.

Đây được xem là “bước đi hoàn hảo” tuyệt đối bạn không được bỏ lỡ. Bởi lẽ nắm rõ ý nghĩa, cách dùng thì mới có thể phân tích, đánh giá chính xác. Đồng thời đưa ra các nhận định rõ ràng và có quyết định đầu tư đúng đắn.

Hãy chú ý nắm rõ thông tin và cách sử dụng chỉ số tài chính để đầu tư an toàn

Song phân tích cổ phiếu là chuyện không phải đơn giản ngày một ngày 2 là có thể thực hành được. Tất cả đòi hỏi quá trình rèn luyện lâu dài, bỏ thời gian, công sức để tìm tòi, học hỏi, đúc rút kinh nghiệm. Như vậy thì hiệu quả phân tích đánh giá chỉ số mới đáp ứng tiêu chuẩn, đảm bảo hiệu quả mang đến tối ưu.

Lời kết

Trên đây là tổng hợp những giải đáp chi tiết về chỉ số tài chính trung bình ngành là gì? Chỉ số trung bình ngành lấy ở đâu và cách áp dụng vào phân tích cổ phiếu. Hy vọng rằng những kiến thức này hữu ích với bạn!

[ad_2]

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.